Nhiều bạn tìm kiếm trên Google những bài viết chia sẻ thì thấy là đầu tháng 12 âm lịch mới lặt lá mai, nhưng đó không phải là thời gian vặt lá mai ở Miền Bắc, thời gian đó là ở trong Nam (bao gồm miền Trung). Cho nên nếu bạn lặt lá theo thời gian đó cây không bao giờ nở đúng dịp tết. Hôm nay chusnng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn thời điểm tuốt la mai vàng ở miền Bắc sao cho cây ra bông đúng dịp Tết.
Xem thêm quy trình chăm sóc cây mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Cây mai vàng thực sự không phát triển ở Miền Bắc, và chủ yếu các bạn ở trong Miền Nam chơi nhiều hơn. Ở miền Bắc chủ yếu là chơi cây Đào và ít người có đủ kiên nhẫn để chơi mai vàng vì cây mai vàng chỉ cho bông một năm một lần, khi trồng một vài năm cây không cho bông là các bạn nản lòng và không chơi nữa.
Do miền Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc có những ngày cuối năm nhiệt độ chỉ có 9 -10oC, cho nên cây mai vàng sinh trưởng và phát triển không như trong miền Nam vì vậy cây mai vàng ở miền Bắc phải tuốt lá sớm hơn 45 – 60 ngày trước Tết.
Tìm hiểu Chuyên gia chia sẽ cách ươm hạt mai vàng chuẩn nhất
Thời gian tuốt lá mai ở Miền Bắc cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nụ bé hay lớn, giống mai, độ sung của cây, ghép mai vào gốc mai tứ quý hay mai vàng,…địa điểm trồng khu vực nào: Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc Bộ, các vùng này khí hậu nhiệt độ lạnh cũng chênh lệch nhau khá nhiều.. Tuy nhiên thông thường ở miền Bắc ngày lặt lá mai vàng sẽ trước trước ngày 15 tháng 11 âm lịch hằng năm.
Các bạn ở miền Nam thông thường ngày lặt lá mai từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 12 âm lịch hằng năm, và thời gian tuốt lá mai cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như miền Bắc.
Còn thời gian lặt lá mai ở trong Nam, Trung để mang ra ngoài Bắc bán lại là thời gian khác nữa, thời gian nào thì chúng tôi sẽ chia sẻ các bạn trong một bài viết khác.
Đọc thêm Cách chăm sóc mai vàng tháng 6 âm lịch
Nếu tới ngày tuốt lá nụ còn bé, hoặc gặp rét đậm xử lý như thế nào? Gặp trường hợp này thì các bạn bón thêm phân npk có hàm lượng Lân và Kali cao, định kỳ 7 – 10/ ngày các bạn bón một lần. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non của cây mai (tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ của cây mai. Còn Kali sẽ giúp cho cây mai phát triển trong điều kiện bất lợi của thời tiết như rét đậm.